Giải thích triển lãm XEM – Meta Far-East
Written by Dr Bridget Tracy Tan
Director, Institute of Southeast Asia Arts – Art Galleries
Academic Advisor (Southeast Asian Arts)
Nanyang Academy of Fine Arts
Cách chụp của Quang Lâm hoàn toàn xoay quanh sự chơi, nhưng nó cũng xoay quanh trách nhiệm. Anh muốn người xem ý thức về cách họ trải nghiệm những trải nghiệm của họ, về điều gì xảy ra thông qua những suy nghĩ họ nghĩ, về những gì họ làm, và về cách họ dịch chuyển.
Những tác phẩm của anh trong buổi trưng bày là một chuỗi những sắp đặt nhằm khắc họa hiện tại thế giới, bao gồm những khía cạnh của lịch sử, thông qua những hành trình xuyên đại dương và lục địa, hay qua sự phổ biến của thiệp bưu điện như đồ lưu niệm và tư liệu. Thêm nữa, những tác phẩm còn đề cập đến những lo ngại môi trường như chặt phá rừng và mực nước biển dâng cao, được khai thác qua giả lập trong trò chơi điện tử.
Ý tưởng này được phóng đại lên quy mô của một cuộc sống sót hậu-tận thế, đặt con người vào anh huống phải dành lấy sự sống còn trước trí khôn của chính họ. Vì còn có ai khác ngoài chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những rừng cây bị chặt, những núi rác khổng lồ; còn ai tranh giành từng ly các phân vùng địa chính trị, và cương quyết tận diệt tài nguyên thiên nhiên?
Quang Lâm chơi với thời gian và không gian để trải giàn một tuyến truyện về cách chúng ta phóng chiếu bản thân lên lịch sử, và về những phương pháp luận hiện đại vốn có thể chỉ ra sự kết nối tương quan trong thế giới, giữa quá khứ và hiện tại, tự nhiên và nhân tạo, có thật và tưởng tượng, và giữa hai cực trái đất với nhau.
Tất nhiên, cái trực giác mang như tessellation của anh không phải là một kết tinh chính xác tựa toán học, mà là một tấm gương phản chiếu nền tảng của sự sống, tựa sự phân bào trong sinh học. Những hình thái đằng sau tessellation hiện hữu ở khắp nơi, từ ven lá đến vảy thằn lằn, từ vết nứt phân nhánh trong mặt xi măng, mặt nhám vỏ cây đến những tầng mây ti
Sự ‘cùng lúc’ là đền đề căn bản kết nối những tác phẩm của Quang Lâm trong buổi triển lãm. Từ ý niệm thời gian, từ những múi giờ khác nhau, từ đường đi của những bức thư và con tàu xuyên qua các đường kinh tuyến, tới một trò chơi điện tử chạy trên những thuật toán. Những thuật toán, chúng tạo ra những mối kết nối tương quan giữa những dữ liệu khác nhau, trong đó bao gồm dữ liệu về mật độ dân số, mực nước biển dâng theo năm, những tòa nhà bê tông cao tầng, và sự tàn phá cũng như sinh trồng của cây rừng.
Khi chúng được áp dụng, tessellation mô phỏng những quá trình địa mạo: không gì chồng lên nhau, chỉ có đi xuống, đi lên, trồi ra ngoài, trồi vào trong, đi đến, đi lùi, quay ly tâm, quay hướng tâm. Tương tự, những tuyến đường biển, giống như đường bay, là những tuyến vận tải không thể chồng lên nhau nếu muốn tránh khỏi tai họa. Ý tưởng chủ đạo và sắp đặt của Quang Lâm hướng đến việc bộc tả, bằng thị giác, gánh nặng của tri giác con người khi nó phải lo nghĩ về mối bận tâm bên ngoài vật chất.
Gánh nặng này là gì – đây là câu hỏi là người xem cần mở ra khi họ đi sâu vào tổng thể những vật thể, trò chơi, và trình chiếu hiện diện trong không gian.
Đọc thêm về triển lãm XEM Collective Exhibition – Meta Far-East Asia